Howdy, Stranger!

It looks like you're new here. If you want to get involved, click one of these buttons!

Giai dap benh tieu duong co chua duoc khong

Giải đáp bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh do tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hụt hay giảm tác động trong cơ thể dẫn tới việc tế bào trong cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu, từ đó khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương. Vì vậy bệnh tiểu đường có chữa được không chính là câu hỏi mà rất nhiều người còn hồ nghi.




Xem thêm: chamsocsuckhoe - Chuyên trang tin tức sức khỏe và đời sống

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Trước khi đi tìm hiểu các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách điều trị và quản lý được bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường hiện nay chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong bởi các biến chứng, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu như người bệnh thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong điều trị bệnh tiểu đường như Chế độ ăn uống, Tập thể dục và uống thuốc điều độ.

Đối với bệnh tiểu đường type 2, bạn hoàn toàn có thể có thể khống chế được bệnh thậm chí có trường hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao điều đặn.

Để bắt đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên tắc đầu tiên – Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.

Áp dụng chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường:

Mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ uống phải luôn đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đưa mức đường huyết về càng gần như mức bình thường càng tốt.

- Bảo vệ hệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.

- Giữ được cân nặng ở một mức hợp lý.

- Ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.

- Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn uống.

Tìm hiểu về thông tin sức khỏe: https://vi-vn.facebook.com/Chuyen-Trang-Cham-Soc-Suc-Khoe-Cong-Dong-569922756770863/

Tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường chế độ ăn uống không thể áp dụng chung cho hầu hết tất cả các bệnh nhân mà phải xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho từng người. Đối với các bệnh nhân tiểu đường chế độ ăn uống phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Mức cân nặng, giới tính.

- Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình hoặc nặng )

Bệnh tiểu đường chế độ ăn uống phải tuân thủ theo các quy tắc chung bao gồm ba nhóm năng lượng chính như sau: Carbohydrate (Hydrat-carbon), Chất đạm (prôtêin) và chất béo.

- Lượng Carbohydrate ( tinh bột ) là nguồn năng lượng chính của cơ thể nó chiếm khoảng 50% lượng calo chung trong khẩu phần ăn. Các sản phẩm giàu tinh bột như bánh mì và ngũ cốc…

Những điểm cần lưu ý đối với chế độ ăn uống cho người tiểu đường.

- Người tiểu đường không nên ăn các loại thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn.

- Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng quá mức.

- Nên ăn theo đúng bữa trong ngày , không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng vượt mức.

Để tìm hiểu rõ hơn và đem ra câu trả lời chuẩn xác cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không.

- Áp dụng chế độ tập thể dục cho người bệnh tiểu đường.




Tham khảo trang Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng

Luyện tập thường xuyên và đúng cách, phù hợp với sức khỏe là một phương pháp điều trị mang lại rất nhiều lợi ích cho các bệnh nhân đái tháo đường. Đặc biệt là đối với các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường týp 2 thì tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị ưu tiên và cần phải được lên kế hoạch một cách chi tiết.

Luyện tập thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày, mà còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong một thời gian dài, giúp cơ thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin trong máu, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi và làm giảm nguy cơ kéo theo các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân bệnh tiểu đường type 2, tình trạng giảm độ nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường máu ở người bệnh.

Ngoài ra, khi tập thể dục đều đặn có thể còn giảm 5-10mmHg huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Giảm trọng lượng cơ thể, loại bớt lượng mỡ thừa ở người bệnh đái tháo đường type 2.

Trên đây là những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Cảm ơn các bạn cùng đồng hành với chúng tôi, theo dõi bài viết bệnh tiểu đường có chữa được không này. Chúc các bạn và gia đình mình luôn hạnh phúc và dồi dào sức khỏe.
Sign In or Register to comment.